Loãng xương – Căn bệnh diễn ra âm thầm

Loãng xương là một căn bệnh diễn ra âm thầm, không có biểu hiện rõ rệt nên người bệnh thường không biết mình đang bị loãng xương.

Loãng xương là căn bệnh thầm lặng gây cảm giác khó chịu cho người bệnh
Loãng xương là căn bệnh thầm lặng gây cảm giác khó chịu cho người bệnh

Bệnh loãng xương phát triển âm thầm, thường bệnh nhân chỉ cảm thấy đau mỏi người không rõ ràng, chiều cao giảm dần, gù vẹo cột sống. Tuy nhiên những biểu hiện này cũng chỉ được phát hiển sau một thời gian dài bệnh tiến triển, nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi có những biểu hiện gãy xương.

Loãng xương là gì?
Loãng xương là rối loạn chuyển hóa của bộ xương
Loãng xương là rối loạn chuyển hóa của bộ xương

Là tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương, đặc trưng bởi sự giảm mật độ xương và chất lượng xương, xương bị giảm sức mạnh trở nên yếu, giòn chỉ cần ngã hoặc va chạm nhẹ cũng có thể dẫn tới gãy xương.

Triệu chứng của bệnh loãng xương?
Triệu chứng của bệnh loãng xường thường đau mỏi người không rõ ràng, giảm dần chiều cao, gù vẹo cột sống
Triệu chứng của bệnh loãng xường thường đau mỏi người không rõ ràng, giảm dần chiều cao, gù vẹo cột sống

Loãng xương là căn bệnh thầm lặng nên không có những triệu chứng đặc hiệu, dấu hiệu thường thấy là cảm thấy mỏi hoặc đau nhức các đầu xương, đau những vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể như cột sống, thắt lưng, xương chậu

Ai có nguy cơ mắc bệnh loãng xương?
Loãng xương thường diễn ra ở người già
Loãng xương thường diễn ra ở người già

Bệnh loãng xương thường xảy ra ở người cao tuổi; phụ nữ sau mãn kinh, mãn kinh sớm trước 45 tuổi, phụ nữ gầy có nguy cơ bị loãng xương cao hơn; người đã từng bị gãy xương; chế độ ăn ít hoặc thiếu vitamin D. Người mắc các bệnh như bệnh nội tiết, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận, người ít vận động thể lực, nằm bất động lâu ngày; dùng một số loại thuốc kéo dài: thuốc corticoid, heparin cũng dễ bị loãng xương

Biện pháp phòng ngừa bệnh loãng xương?
Bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D để phòng bệnh loãng xương
Bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D để phòng bệnh loãng xương

Để phòng bệnh loãng xương, cần lưu ý ăn khẩu phần đầy đủ canxi và vitamin D; thường xuyên vận động, tập thể lực ngoài trời, không hút thuốc, hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, tránh để bị ngã; đo mật độ xương định kỳ 6 tháng/lần để đánh giá tình trạng loãng xương, đặc biệt ở nữ trên 45 tuổi, nam trên 50 tuổi…

Ngoài ra, chúng ta cũng nên bổ sung thêm 2-3 ly sữa Calgold mỗi ngày để phòng ngừa loãng xương, đau nhức xương khớp. Bởi trong sữa Calgold có chứa các thành phần canxi, Aquamin F, Glucosamin, Collgen Type 2 rất tốt cho xương khớp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *