Nếu cơ thể thường xuyên có những biểu hiện như chuột rút, xương răng yếu, móng tay giòn, dễ gãy, hay bị stress, mệt mỏi…thì có thể bạn đang thiếu canxi
Thiếu hụt canxi có những biểu hiện nào?
Canxi đóng vai trò rất quan trong để duy trì nhiều hoạt động thường ngày của mỗi người. Ngoài việc bảo vệ cho xương và răng chắc khỏe, canxi còn có vai trò quan trọng như kích hoạt chuyển động cơ bắp, mang thông điệp từ não đến các bộ phận cơ thể, truyền tín hiệu thần kinh, giúp máu lưu thông qua các mạch máu, sản xuất và kích hoạt hoóc môn và enzyme, giúp các tế bào kích hoạt phản ứng miễn dịch…Thiếu canxi có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như mất trí nhớ, co thắt cơ, trầm cảm, ảo giác, chuột rút cơ, thậm chí gãy xương.
Do đó, chúng ta nên quan tâm đến những biểu hiện của cơ thể hàng ngày để nhận biết mình có bị thiếu canxi hay không, từ đó có biện pháp bổ sung, điều trị thích hợp. Nếu cơ thể thường xuyên có những biểu hiện sau đây thì có thể bạn đang bị thiếu hụt canxi:
1. Xương, răng yếu, móng tay giòn, dễ gãy
Nếu cơ thể xuất hiện các biểu hiện như vã mồ hôi, mệt mỏi, buồn bã chân tay, chuột rút, tê tay tê chân, đau cơ bắp…thì có thể nó đang ngầm “tố cáo” cho bạn biết việc mình đang bị thiếu canxi. Bởi một trong những chức năn quan trọng của canxi là bảo vệ xương, răng chắc khỏe nên khi thiếu canxi, xương sẽ bị xốp, loãng.
Thiếu canxi cũng gây nên các vấn đề về răng như dễ ố vàng, dễ bị sâu răng, có nguy cơ viêm nha chu. Đối với trẻ em, thiếu hụt canxi có thể khiến cho răng của trẻ mọc chậm hơn bình thường.
Ngoài ra, thiếu canxi cũng gây nên các vấn đề về da, móng tay. Những biểu hiện này chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường như da trở nên khô ráp, ngứa, móng tay thì khô, giòn, dễ gãy. Đây là những biểu hiện quen thuộc mà nhiều người mắc phải nhưng lại chưa được chúng ta thực sự quan tâm.
2. Hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh
Canxi đóng nhiều vai trò quan trọng trong việc duy trì nhiều hoạt động của cơ thể mỗi ngày, trong đó canxi đóng vai trò không nhỏ trong việc duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể . Do đó, nếu thiếu canxi thì hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu dẫn đến việc dễ mắc bệnh. Những biểu hiện của việc hệ miễn dịch suy yếu thường thấy như ho, cảm cúm, nhiễm trùng…
3. Mệt mỏi, stress, mất ngủ
Các nhà khoa học cho biết rằng, canxi giống như một loại thuốc ăn thần tự nhiên, giúp điều chỉnh tâm trạng của bạn. Vì vậy, nếu lượng canxi trong cơ thể càng ít thì bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, dễ nổi cáu…. Thiếu canxi cũng làm cho bạn cảm thấy thiếu năng lượng, chậm chạp….
Mất ngủ cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt canxi bởi canxi có vai trò quan trọng trong việc sản xuất melatonin, loại hormone giúp con người ngủ ngon. Do đó, nếu cơ thể thiếu canxi, bạn khó có thể ngủ sâu giấc.
Bổ sung canxi bằng cách nào?
1. Uống sữa
Sữa là một trong những thực phẩm dồi dào nguồn canxi mà chúng ta không nên bỏ qua. Sữa dễ uống và bất kỳ đối tượng nào cũng có những loại sữa phù hợp riêng. Đặc biệt, với những người từ 35 tuổi trở lên và đang mắc những bệnh về xương khớp thì nên uống sữa Calgold của thương hiệu Lotte Milk. Đây là một loại sữa được sản xuất dành riêng cho người bị bệnh xương khớp nhằm bổ sung canxi, vitamin và khoáng chất để phòng ngừa loãng xương, đau nhức xương khớp và duy trì sức khỏe tổng thể ở những người lớn tuổi.
2. Ăn nhiều rau xanh
Trong các rau có màu xanh cũng chứa nhiều canxi mà chúng ta nên ăn mỗi ngày. Đây là một trong những cách bổ sung canxi tự nhiên, an toàn, hiệu quả mà chúng ta dễ dàng thực hiện. Cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh, bắp cải, và các loại rau lá xanh khác là nguồn canxi tuyệt vời.
3. Cung cấp vitamin D
Canxi và Vitamin D có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Bởi để cơ thể hấp thụ được canxi thì phải có vitamin D. Chúng ta có thể hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời hoặc từ các loại cá béo
4. Không ăn quá nhiều thịt
Một chế độ ăn giàu protein có thể khiến thận bài tiết nhiều canxi hơn. Nếu bạn tuân theo chế độ ăn nhiều protein, bạn có nguy cơ bị thiếu canxi.
Tổng hợp