Người khỏe mạnh nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt, do đó nếu nhận thấy nước tiểu có màu khác thường chúng ta nên đi khám ngay. Bởi đôi khi màu sắc nước tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe mà chúng ta cần lưu ý.
Nhìn màu sắc nước tiểu để chuẩn đoán bệnh
- Trong
Nếu thấy màu nước tiểu trong thì có thể nguyên nhân là do chúng ta uống quá nhiều nước, nhiều hơn mức cơ thể cần. Thực tế hiện nay nhiều người cứ bảo nhau rằng mỗi ngày nên uống 2,5 lít nước là đủ. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, môi trường, tính chất công việc của mỗi người mà lượng nước cần cung cấp cũng khác nhau. Bởi khi uống nước quá nhiều nước có thể làm giảm lượng chất điện giải trong cơ thể. Do đó, nếu thấy màu nước tiểu trong diễn ra liên tục thì nên điều chỉnh lại lượng nước uống mỗi ngày.
- Đỏ hoặc hồng
Thức ăn, nước uống chúng ta bổ sung hàng ngày cũng sẽ làm thay đổi màu sắc của nước tiểu. Tuy nhiên, nếu bạn không ăn hay uống những thực phẩm có màu đỏ hoặc hồng nhưng nước tiểu vẫn có màu như vậy thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị bệnh u xơ tuyến tiền liệt, sỏi thận, có khối u ở thận.
- Da cam
Nếu nước tiểu có màu da cam thì có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu nước và cần bổ sung nước ngay. Tuy nhiên, nếu nhận thấy hiện tượng nước tiểu có màu da cam thường xuyên thì chúng ta cũng nên nghi ngờ tới việc mình có đang bị mắc các bệnh liên quan về gan, mật. Nên đi khám bác sĩ để được phát hiện và chữa trị sớm.
- Xanh
Nước tiểu bỗng nhiên có màu xanh dương hoặc nước tiểu có màu xanh lá cây thì có thể do thuốc men, thực phẩm hoặc phẩm màu có trong thức ăn và sau khi ngưng ăn, uống các loại thuốc này thì nước tiểu sẽ trở lại bình thường. Do đó, nếu nước tiểu không trở lại màu vàng nhạt bình thường thì có thể do bệnh lý hoặc nhiễm khuẩn đường tiểu.
- Nâu đậm
Đa số các trường hợp nước tiểu có màu nâu đậm là dấu hiệu cơ thể bị mất nước hoặc bệnh gan. Do đó, nếu chúng ta bổ sung thêm nước cho cơ thể mà không thay đổi màu sắc nước tiểu thì có thể bạn đang bị bệnh liên quan tới gan.
- Đục
Đây có thể là dấu hiệu của việc không uống đủ nước hoặc do nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm âm đạo. Do đó, cần đến thăm khám bác sĩ để xét nghiệm nước tiểu chuần đoán chính xác bệnh.
➡️ Các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày, thuốc uống có ảnh hưởng tới màu sắc của nước tiểu. Do đó, nếu xác định màu sắc nước tiểu khác thường không phải do thực phẩm hay thuốc uống thì chúng ta nên tới bệnh viện xét nghiệm nước tiểu để phát hiện chính xác bệnh.
Tags: Sữa dành cho người bệnh tiểu đường, Sữa dành cho người bệnh thận, Sữa giành cho người biếng ăn