Tác dụng của giấc ngủ đối với cơ thể

Trong cuộc sống hiện đại, mất ngủ đang ngày càng phổ biến và có dấu hiệu “trẻ hóa” khi tỷ lệ những người tuổi 15 – 30 bị mất ngủ gia tăng nhanh. Tác dụng của giấc ngủ sinh lý với làn da, sắc đẹp, đời sống tinh thần và sức khỏe toàn thân gần đây được giới chuyên gia liên tục bàn luận và khẳng định. Bởi vậy, với những người đang gặp tình trạng mất ngủ, việc khôi phục giấc ngủ sinh lý là vô cùng quan trọng.

Tác dụng của giấc ngủ sinh lý không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe mà còn có tác dụng nuôi dưỡng da, phòng ngừa suy giảm trí nhớ và giảm nguy cơ đột quỵ và hàng loạt bệnh tật khác.

Tác dụng của giấc ngủ sinh lý rất quan trọng

Sau một ngày làm việc, cơ thể cần thời gian để nghỉ ngơi và hỗ trợ hệ thống miễn dịch bài tiết các chất độc hại. Ví dụ, đối với gan, từ 1 giờ đến 3 giờ sáng là lúc gan hoạt động mạnh nhất để bài tiết các chất độc hại, vì thế trong khoảng thời gian này càng ngủ sâu thì càng có tác dụng giúp gan hoàn thành việc loại trừ các độc tố trong cơ thể.

Sau một ngày làm việc, cơ thể cần thời gian để nghỉ ngơi và hỗ trợ hệ thống miễn dịch bài tiết các chất độc hại

Vì thế, vai trò của giấc ngủ sinh lý rất quan trọng đối với sức khỏe nền tảng. Để duy trì và “xây dựng” tốt giấc ngủ sinh lý, bạn nên giảm bớt căng thẳng trong công việc và cuộc sống, hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá, tạo môi trường sống lạc quan, vui vẻ… để giảm thiểu sự tăng sinh gốc tự do. Bạn cũng nên tập thói quen ngủ đúng giờ, thời gian ngủ từ 7-8 giờ mỗi ngày, đồng thời bổ sung các chất chống gốc tự do để não bộ được chăm sóc một cách tối ưu nhất.

Để duy trì và “xây dựng” tốt giấc ngủ sinh lý, bạn nên giảm bớt căng thẳng trong công việc và cuộc sống

Tiên Tiên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *