Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều phân tích hóa học cho thấy Đông trùng hạ thảo Bhutan từ thiên nhiên có nhiều hoạt chất sinh học với giá trị dược liệu rất cao.
Nhiều người ở Châu Á và Việt Nam, ngay cả người viết bài này trước đây thường thắc mắc: Đông trùng hạ thảo là động vật hay thực vật? Quan sát bằng mắt thường, Đông trùng hạ thảo khi thì nhìn như cây cỏ, khi thì trông như một loại sâu. Thực ra Đông trùng hạ thảo, theo chiết tự được hiểu: chúng giống như con sâu bướm vào mùa Đông (Đông trùng) nhưng đến ngày hè lại trông như một loài thảo mộc (hạ thảo). Giải thích một cách khoa học hơn thì Đông trùng hạ thảo là một dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm Ascomycetes trên cơ thể sâu bướm ma Hepialidae, với phần dược tính của đông trùng hạ thảo đến từ chiết xuất trên nấm Ophiocordyceps sinensis. Ngoài ra, loài đông được này còn có một số tên gọi khác như hạ thảo đông trùng, đông trùng thảo hay ngắn gọn hơn là trùng thảo.
Theo sách ghi lại, người đàn ông là chủ một trang trại gia súc ở miền núi cao Tây Tạng cách đây hơn 2000 năm trước, sau khi quan sát theo dõi và tình cờ phát hiện ra rằng những con gia súc có ăn loại nấm mọc trên thân ấu trùng này sẽ lớn nhanh hơn và khỏe mạnh hơn rất nhiều so với những con khác. Ông này cũng là người được cho là người phát hiện ra Đông trùng hạ thảo đầu tiên trên thế giới. Về sau, những người chủ trang trại chăn nuôi dần mang đông trùng hạ thảo vào sử dụng dưới dạng bột và ngâm trà, và đông trùng hạ thảo dần được khai thác rộng rãi và đưa vào sử dụng trong những bài thuốc cổ truyền Trung Quốc. Đông trùng hạ thảo thường sống tại Bhutan, Tây Tạng và đây cũng là nguồn cung cấp Đông trùng hạ thảo hiếm và tốt nhất trên thế giới do các đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và địa hình đặc biệt của nó.
Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh trong Đông trùng hạ thảo có đến 17 – 19 loại amino acid – là thành phần đạm thực vật quý hiếm, kèm theo các chất protein, béo, đường mannitol, lipid và các nguyên tố vi lượng như Al, K, Na, Si,… Ngoài ra, các dược chất như cordycepin, adenosine và polysaccharide cũng được tìm thấy trong Đông trùng hạ thảo. Chúng cũng chứa rất nhiều vitamin, như vitamin B12, vitamin A, vitamin C, vitamin B2, vitamin E, vitamin K,… là những vitamin vốn rất cần thiết cho cơ thể con người. Có nhiều chế phẩm từ Đông trùng hạ thảo được bán trên khắp thế giới và tại Việt Nam, nhưng Đông trùng hạ thảo Bhutan vẫn là nguồn dược liệu quý hiếm và đắt đỏ nhất, được tin cậy nhất từ hàng trăm năm qua.
Tiên Tiên