Ngày nay căn bệnh đau nhức xương khớp đang ngày càng phổ biến, căn bệnh này xuất hiện ở những người trong độ tuổi từ 45 – 50. Tuy không quá nguy hiểm nhưng căn bệnh này lại gây ra những khó khăn đối với cuộc sống thường ngày, và nguyên nhân nào dẫn tới căn bệnh đau cương khớp này? Hãy cùng Top Ten Food tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Do tuổi tác
Tuổi càng cao tình trạng lão hóa xương diễn ra càng nhanh, quá trình này có thể dẫn tới tổn thương cấu trúc xương, sụn, đĩa đệm, bao hoạt dịch… điều này khiến các cơn đau nhức xương xuất hiện.
Thay đổi thời tiết
Cũng kéo theo hàng loạt những thay đổi bên trong sụn khớp. Đặc biệt, khi trời lạnh, các cơ, gân bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn, bề mặt sụn khớp giảm sự trơn láng, khiến các khớp trở nên khô cứng, đau nhức, khó vận động. Đồng thời, trời lạnh làm mạch máu tại các vùng da co lại, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít làm thiếu máu nuôi dưỡng các khớp, sụn khớp cũng mỏng đi dần. Khi các khớp cử động, hai đầu xương sẽ cọ xát vào nhau gây đau. Đau nhức xương khớp có thể gặp phải tại một khớp, hoặc bạn cũng có thể bị đau nhức xương khớp toàn thân. Tuy gặp nhiều ở người già, người trung tuổi, nhưng đau nhức xương khớp ở người trẻ cũng ngày càng phổ biến.
Thừa cân, béo phì
Tác động tiêu cực tới hệ thống xương khớp, dây chằng. Khi trọng lượng cơ thể vượt quá giới hạn cho phép, sẽ gia tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối, khớp háng và cột sống, khiến cho phần sụn khớp và xương dưới sụn cũng nhanh chóng bị tổn thương. Cộng hưởng với quá trình lão hóa sớm ở người thừa cân, béo phì làm thoái hóa sụn khớp, gây ra đau đớn.
Di truyền
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, di truyền ảnh hưởng một phần không nhỏ đến tiến triển các cơn đau nhức xương khớp hoặc làm cho tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. Ở mức độ sinh học, các gen được cho là có liên quan đến tình trạng đau nhức xương khớp là:
– Gen COMT. Làm tăng độ nhạy cảm đau khớp và có liên quan đến bệnh viêm khớp;
– Gen TRPV1 và gen PACE4 PCSK6. Có liên quan đến đau khớp gối.
Trong thực tế, để nhận thấy tính di truyền của các bệnh về khớp, chúng ta chỉ cần nhìn vào mối quan hệ gia đình. Nếu trong gia đình bạn có người thân máu mủ (ông bà, anh chị em, cha mẹ,…) có người bị đau khớp, bạn sẽ có khả năng cao bị đau nhức xương khớp.
Thiếu hoạt động thể chất
Theo OrthoInfo, một ấn phẩm của Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, không hoạt động thể chất sẽ khiến hệ thống cơ xương khớp thay đổi, dẫn tới tăng nguy bị cứng khớp, viêm khớp, đau xương khớp và teo cơ. Không chỉ vậy, nó còn gây ra một loạt rủi ro sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường, loãng xương, béo phì,… đây chính là các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp, gây ra đau khớp.
Khi cơ thể được giữ ở một trạng thái nhất định (đứng, ngồi, nằm) trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến các cơ, gân bị co cứng, kém linh hoạt. Vì thế, khi chúng ta hoạt động, các khớp xương có nguy cơ bị dễ bị đau nhức hơn. Hơn nữa, việc ít vận động cũng giảm khả năng tuần hoàn máu đến khớp. Lúc này, khả năng tưới máu nuôi dưỡng các sụn khớp không được đáp ứng kịp thời, theo thời gian khiến cho bề mặt sụn khô sần, bong tróc làm biến đổi cấu trúc khớp. Chính sự tổn thương của sụn khớp là nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức xương khớp. Tổ chức viêm khớp cũng khẳng định rằng, những người không hoạt động thể chất đầy đủ có nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp cao hơn những người hoạt động thể chất đầy đủ lên tới 54%.
Ngồi, làm việc sai tư thế
Tư thế ngồi làm việc không đúng cũng là một nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Nhiều người thường có thói quen ngồi chúi về phía trước hoặc còng lưng. Tư thế ngồi này làm tăng áp lực lên cột sống, khiến cột sống bị đè nén, gây đau nhức lưng, cổ, thúc đẩy quá trình thoái hoá cột sống diễn ra nhanh hơn, thậm chí làm biến dạng cột sống. Việc ngồi làm việc liên tục, đánh máy vi tính liên tục cũng làm cho các cơ, khớp bị căng cứng, đau nhức. Lâu ngày gây ra phù nề, thoái hóa khớp, nếu nặng cần phải có chỉ định phẫu thuật. Vì vậy, không nên xem thường nguyên nhân tưởng chừng như rất bình thường này.
Lao động nặng
Những người lao động nặng về thể chất sẽ có nguy cơ đau nhức xương khớp cao hơn. Việc thường xuyên phải khuôn vác nặng làm tăng áp lực lên các khớp (khớp cổ, khớp gối, khớp háng và cột sống) khiến phần sụn khớp nhanh chóng bị tổn thương, các khớp và cột sống bị biến dạng, từ đó làm tăng nguy cơ thoái hóa gây đau đớn cho người lao động.
Phơi nhiễm môi trường
Nhiều chuyên gia cho rằng, phơi nhiễm môi trường độc hãi cũng là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Đặc biệt, phơi nhiễm amiăng hoặc silica có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp. Bệnh về xương khớp không nguy hiểm tới tính mạng của bạn ngay lập tức, nhưng về lâu dài, nếu không điều trị, bệnh có thể biến chứng và làm suy giảm trầm trọng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, cũng như có thể gây ra tàn tật vĩnh viễn. Việc tìm hiểu các nguyên nhân gây đau nhức xương khớp rất quan trọng, từ đây bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác được bệnh và đưa ra phương pháp điều trị đúng, hợp lý.
Tiên Tiên