Một trong những nguyên nhân phổ biên gây nên bệnh dạ dày chính là thói quen ăn uống hàng ngày của chúng ta. Vì vậy để tránh “rước bệnh dạ dày vào thân” chúng ta nên bổ sung sữa Curcumin và tránh xa những thói quen sau:
Ăn uống không đúng giờ
Hẳn trong chúng ta ai cũng từng bỏ bữa sáng vì ngủ quên, bỏ bữa trưa, lùi bữa tối vì công việc bận rộn. Thói quen này nếu diễn ra thường xuyên có thể gây nên một số bệnh như béo phì, cao huyết áp, tiểu đường. Ăn uống không điều độ, đúng giờ giấc cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh dạ dày. Ăn không đúng giờ hoặc bỏ bữa sẽ khiến dạ dày tăng tiết dịch vị. Lâu dài, thói quen này sẽ khiến dạ dày bị tổn thương và có thể gây ra các tình trạng như viêm, loét…
Nếu bạn ăn uống đúng giờ giấc, dạ dày sẽ theo thói quen, cứ đến giờ đó là tiết acid để tiêu hóa thức ăn. Do đó, khi chúng ta ăn uống thất thường, lượng acid mà dạ dày đã tiết ra để tiêu hóa thức ăn, nhưng không có thức ăn được nạp vào sẽ gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Vì vậy, để dạ dày được khỏe mạnh thì chúng ta nên tạo cho mình thói quen ăn uống đúng giờ giấc.
Thói quen ăn quá nhanh
Ăn quá nhanh sẽ gây nên hiện tượng khó tiêu hoá vì thức ăn được đưa vào cơ thể quá nhanh, khiến dạ dày không kịp tiết dịch và lượng dịch tiết ra không đủ để tiến hành co bóp, giúp thức ăn được tiêu hoá. Khi ăn nhanh đồng nghĩa thức ăn không được nhai kỹ, nghiền nát sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến dạ dày không kịp tiết dịch và lượng dịch tiết ra không đủ để tiến hành co bóp, giúp thức ăn được tiêu hoá. Thường xuyên ăn quá nhanh sẽ khiến dạ dày hoạt động quá mức, lâu dài có thể gây gây ra bệnh viêm loét dạ dày.
Ăn quá nhiều vào buổi tối
Ăn quá no vào buổi tối cũng là nguyên nhân gây ra một loạt vấn đề sức khỏe tai hại như suy nhược thần kinh, thận suy yếu, viêm tụy cấp tính, viêm loét dạ dày, tắc nghẽn đường ruột, loãng xương, béo phì, ung thư… Bởi bữa tối là lúc dạ dày cần được nghỉ ngơi, do đó khi ăn quá no, dạ dày phải thức để làm việc liên tục. Lúc này lượng a-xit trong dạ dày sẽ không ngừng được tiết ra gây tổn thương tới niêm mạc dạ dày, nghiêm trọng hơn còn gây viêm loét niêm mạc dạ dày
Thường xuyên ăn quá no hoặc quá đói
Ăn quá no đến mức khó chịu hoặc để quá đói đến mức bụng cồn cào đều không tốt cho dạ dày. Khi đói bụng, dịch vị trong dạ dày vẫn liên tục tiết ra mà không có đối tượng để tiêu hóa. Trong khi đó, ăn quá no, trong khi đó dà dày chỉ có thể tiết ra dịch vị một lượng nhất định trong một khoảng thời gian nhất định nên khi ăn quá no thức ăn sẽ lưu lại ở dạ dày lâu hơn do không tiêu hóa kịp, khiến thức ăn bị biến chất, thành độc tố gây hỏng dạ dày, tá tràng.