Gan, thận là những cơ quan cực kỳ quan trọng của cơ thể. Có một cách vô cùng đơn giản và dễ dàng để duy trì chức năng giúp gan, thận khỏe mạnh là sử dụng những thực phẩm có lợi, tốt cho gan, thận.
– Bắp cải
Bắp cải có chứa hàm lượng cao chất isothiocyanates sẽ giúp hỗ trợ quá trình thải độc và cung cấp men giải độc gan. Ngoài ra, theo nghiên cứu, hợp chất tự nhiên indole có trong bắp cải có thể giúp kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bia. Trong bữa ăn hàng ngày, bạn có thể dùng bắp cải chế biến thành những món ngon, bổ dưỡng như: canh bắp cải thịt bằm, kim chi…
– Dầu olive
Trong dầu này có chứa hàm lượng các axit béo hữu ích cùng nhiều cholesterol tốt có thể giúp gan thực hiện tốt hơn quá trình trao đổi chất. Bên cạnh dó, loại dầu này còn chứa hàm lượng lớn lipid có thể hút được các chất độc hại tồn tại trong cơ thể. Từ đó giúp giảm bớt gánh nặng cho gan trong việc đào thải độc tố ra bên ngoài.
– Bưởi
Bưởi chứa nhiều chất chống oxy hóa là naringenin và naringin có tác dụng bảo vệ gan khỏi những tổn thương gây ra bởi các gốc tự do. Cụ thể, naringenin còn có khả năng giúp giảm chất béo trong gan và tăng lượng enzyme cần thiết để đốt cháy chất béo. Từ đó ngăn mỡ thừa tích tụ tại gan. Ngoài ra, với những người dùng rượu bia hay thức uống có cồn, chất narigin có trong bưởi còn có khả năng chuyển hóa rượu, chống lại những tác động xấu của rượu lên gan. Chất chống oxy hóa có trong bưởi góp phần làm giảm sự phát triển của xơ gan biến chứng từ viêm gan mãn tính.
– Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ là lựa chọn tốt cho những người quan tâm đến sức khỏe của thận, bởi vì loại ớt này có nồng độ kali thấp. Ngoài ra, ớt chuông đỏ còn chứa vitamin A, C, B6, axit folic và chất xơ. Ớt chuông cũng chứa các chất chống oxy hóa như lycopene, giúp bảo vệ chống lại một số loại ung thư. Có thể trộn ớt chuông đỏ vào cá ngừ hay salad gà hoặc ăn sống.
– Súp lơ
Một siêu phẩm thân thiện với thận là súp lơ. Loại rau họ cải này mang lại nhiều vitamin C, cùng với folate và chất xơ. Ngoài ra nó có chứa các hợp chất giúp gan trung hòa các chất độc hại. Súp lơ có thể ăn sống hoặc chần lên rồi cho vào món salad. Súp lơ hấp hoặc luộc cũng là một món ăn tuyệt vời.
– Hành tây
Một thực phẩm làm gia vị phổ biến là hành tây. Hành tây có đầy đủ các chất flavonoid, đặc biệt là quercetin. Flavonoid là các chất tự nhiên ngăn ngừa sự lắng đọng của chất béo trong mạch máu. Quercetin là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tim, bảo vệ chống lại nhiều dạng ung thư và cũng có đặc tính chống viêm. Hành tây cũng chứa crom, một loại khoáng chất giúp cơ thể chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate. Có thể ăn sống hoặc nấu chín hành tây khi chế biến thành các món ăn khác nhau.
– Táo
Táo có chứa hàm lượng pectin cao – một thành phần cần thiết giúp cơ thể làm sạch chất độc trong đường tiêu hóa và thải ra khỏi cơ thể. Từ đó, gan cũng giảm gánh nặng được xử lý các chất độc hại. Ngoài ra, táo chứa nhiều axit malic có công dụng làm sạch gan, hỗ trợ gan giải độc tố trong cơ thể.
– Quả mâm xôi
Quả mâm xôi chứa một hợp chất gọi là axit ellagic, giúp trung hòa các gốc tự do. Quả mâm xôi có chứa chất xơ, vitamin C, mangan và có nhiều folate. Quả mâm xôi có đặc tính làm ngừng tăng trưởng tế bào ung thư và ngăn chặn sự hình thành các khối u. Có thể thêm quả mâm xôi tươi vào món tráng miệng, hoặc thêm vào sinh tố trái cây.
– Trà xanh
Trà có chất catechin – chất chống oxy hóa giúp loại bỏ chất béo tích tụ từ gan, góp phần cải thiện chức năng của gan. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống 5-10 tách trà xanh mỗi ngày có thể cải thiện chỉ số máu về sức khỏe của gan.
– Nghệ và tỏi
Tỏi có hợp chất lưu huỳnh hỗ trợ và kích hoạt các enzym giúp thải độc tố ra ngoài. Trong khi đó, nghệ có chứa curcumin giúp sửa chữa tế bào gan và tái tạo tế bào khỏe mạnh cho gan.
– Cá
Cá là một nguồn protein chất lượng cao. Cả Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ và Hiệp hội Tim mạch Mỹ đều khuyến cáo nên ăn cá 2 hoặc 3 lần một tuần. Bên cạnh nguồn protein tuyệt vời, cá còn chứa chất béo chống viêm omega-3. Những chất béo lành mạnh này giúp phòng ngừa bệnh ung thư và bệnh tim. Omega-3 cũng góp phần giảm LDL (cholesterol xấu) và tăng HDL (cholesterol tốt). Các loại cá có nhiều omega-3 nhất là cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích và cá hồi vân.