Tại sao cần ổn định đường huyết

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì việc ổn định chỉ số đường huyết hết sức quan trọng. Việc rối loạn đường huyết có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh. Đối với trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.

Đường huyết là gì?

Đường huyết là một thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu. Thông thường đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trong và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này tăng hay giảm xuống quá nhiều so với mức độ bình thường thì đây là một dấu hiệu không bình thường của cơ thể.

Đường huyết là một thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu

Tầm quan trọng của việc giữ ổn định đường huyết

Giữ ổn định đường huyết đóng vai trò cốt lõi trong việc ngăn ngừa hay làm chậm tốc độ phát triển của bệnh đái tháo đường cũng như biến chứng do bệnh gây ra. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Đái Tháo Đường Mỹ, độ đường huyết an toàn đối với bệnh nhân đái tháo đường là:
– Trước bữa ăn: 90 – 130 mg/dL (5,0 – 7,2 mmol/L).
– Sau bữa ăn 1 – 2 giờ: nhỏ hơn 180 mg/dL (10 mmol/L).
– Trước lúc đi ngủ: 110 – 150 mg/dL (6,0 – 8,3 mmol/L).

Giữ ổn định đường huyết đóng vai trò cốt lõi trong việc ngăn ngừa hay làm chậm tốc độ phát triển của bệnh đái tháo đường

Nguyên nhân khiến đường huyết không ổn định

– Chế độ ăn: khi không tuân thủ chế độ ăn cân bằng và phù hợp. Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao hoặc ăn kiêng khem không đủ dinh dưỡng.
– Căng thẳng tâm lý: Mắc các bệnh khác phối hợp dẫn đến đường huyết lên cao.
– Thuốc: thời gian uống thuốc, các loại thuốc điều trị đái tháo đường hoặc các thuốc khác có thể có hiệu ứng khác nhau đối với đường huyết của bạn.
– Thể dục: tập thể dục với cường độ nhẹ hay nặng sẽ làm giảm hoặc tăng đường huyết

Những biến chứng của việc rối loạn đường huyết

Trường hợp hạ đường huyết
Hạ đường huyết có thể lý giải khi nồng độ đường trong máu giảm xuống dưới mức an toàn, không đủ cung cấp cho cơ thể hoạt động. Hạ đường huyết thường xuất hiện ở những người mắc bệnh đái tháo đường do biến chứng trong việc điều trị bệnh gây ra. Khi xuất hiện tình trạng hạ đường huyết, các cơ quan trong cơ thể không đủ năng lượng khiến cho các hoạt động bị đình trệ.

Mặc dù vẫn có thể duy trì các hoạt động thông qua năng lượng lấy từ một số nguồn khác như protid và lipid, tuy nhiên việc này chỉ mang tính chất tạm thời. Mặt khác, việc hạ đường huyết gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của nào và hồng cầu, 2 bộ phận vận hành phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng do đường glucose cung cấp. Vì vậy, việc hạ đường huyết cần được phát hiện và chữa trị kịp thời, nếu kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng gây tổn thương não nặng, thậm chí gây tử vong.

Rối loạn đường huyết gây ra những biến chứng nguy hiểm

Trường hợp tăng đường huyết
Tăng đường huyết là tình trạng khi nồng độ đường trong máu cao vượt ngưỡng an toàn, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, khả năng cao gây tổn thương tới những bộ phận quan trọng trong cơ thể như tim, thận, mắt hay thần kinh. Trong đó, nhiễm toan ceton và hội chứng tăng áp lực thẩm thấu được đánh giá là hai biến chứng nghiêm trọng nhất mà tăng đường huyết gây ra.

Tăng đường huyết là tình trạng khi nồng độ đường trong máu cao vượt ngưỡng an toàn,

Nhiễm toan ceton xảy ra do nồng độ glucose trong máu tăng cao, cơ thể không đủ insulin để hoạt động, vì vậy huy động năng lượng bằng cách phá vỡ cấu trúc chất béo, khiến cho hình thành các sản phẩm thải hay còn gọi là ceton. Việc ceton tích tụ quá nhiều sẽ gây ra các biến chứng cấp tính nhiễm toan ceton. Nhiễm toan ceton thường xuất hiện phổ biến ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, khiến cho cơ thể người bệnh bị mất nước, thậm chí lú lẫn, đầu óc không minh mẫn. Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu xảy ra khi nồng độ đường vượt quá 600mg/dl (33 mmol/l), phổ biến ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Hội chứng này khiến cho cơ thể không sử dụng được đường, đường khi đi vào cơ thể lập tức bị đào thải thông qua tiểu tiện. Người mắc hội chứng tăng áp lực thẩm thấu thường đi tiểu thường xuyên, gây mất nước trầm trọng, ngoài ra có thể xuất hiện triệu chứng co giật, mất thị lực, ảo giác.

Phương pháp hiệu quả ổn định đường huyết

Sử dụng sữa
Việc kết hợp các sản phẩm sữa trong chế độ ăn uống là điều vô cùng cần thiết đối với những người bị tiểu đường. Dòng sữa tốt nhất dành cho người bệnh tiểu đường được nhiều người lựa chọn hiện nay là sữa GLUCERNA, Với công dụng bổ sung dưỡng chất cho người tiểu đường, sữa có thể được dùng để thay thế các bữa ăn chính theo hướng dẫn của bác sĩ.

Dòng sữa tốt nhất dành cho người bệnh tiểu đường

Bổ sung magiê
Magiê là khoáng chất được biết đến với tác dụng giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 2. Nguồn cung cấp magiê gồm rau bina, cá, các loại hạt, bơ và các loại rau xanh khác. Nhiều nghiên cứu phát hiện phụ nữ thừa cân có thể giảm nguy cơ bệnh tiểu đường bằng cách thực hiện chế độ ăn uống với các loại thực phẩm dồi dào khoáng chất này.
Tiêu thụ kiều mạch.

Kiều mạch được biết đến là nguồn tuyệt vời của chất xơ có công dụng giúp cải thiện lượng đường trong máu. 
Hạn chế rượu
Nếu muốn kiểm soát lượng đường trong máu, cần cắt giảm lượng rượu tiêu thụ. Một ly rượu vang vào bữa ăn tối tốt cho sức khỏe bởi rượu vang được chứng minh giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, nhưng uống quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược lại.

Tiên Tiên

–> Xem thêm thông tin sản phẩm sữa tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *