Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm dễ mắc phải hiện nay. Bệnh tiểu đường dẫn tới rất nhiều các biến chứng nguy hiểm và tê tay chân là một hiện tượng phổ biến. Vậy tê tay chân ở người bị tiểu đường có nguy hiểm không? Hãy cùng Top Ten Food tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!
Nguyên nhân gây ra hiện tượng tê chân tay
Tê chân tay xảy ra do chỉ số đường huyết tăng cao, các vi mạch trong cơ thể bị tổn thương. Điều này gây thiếu dinh dưỡng cho hệ thần kinh. Dây thần kinh điều khiển hoạt động của các chi, do đó, khi thần kinh bị ảnh hưởng, gây tê bì chân tay.
Người bị tiểu đường có đường huyết cao, do đó thường bị tê nhức chân tay, nhất là các đầu ngón tay, ngón chân, đau có thể giảm khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ nhàng. Theo một nghiên cứu ở Trung tâm Y khoa thuốc Hoa Kỳ, các dây thần kinh dài và quan trọng nhất trong cơ thể bị tác động tới căn bệnh đái tháo đường, kéo dài từ cột sống cổ tới ngón chân. Do đó, bàn chân có thể là bộ phận bị ảnh hưởng trước các ngón tay, bàn tay.
Triệu chứng của người bị tê chân tay do tiểu đường
Các dấu hiệu của người bị tiểu đường điển hình như da khô ngứa, bong tróc, chân tay bầm tím, tê nhức lan từ ngón tay, ngón chân sang các vùng xung quanh. Đây là những biểu hiện dễ gây nhầm lẫn sang các dấu hiệu lão hóa của tuổi già. Tê chân tay kéo dài có thể khiến trục thần kinh bị tổn thương nhiều hơn. Một số biểu hiện khi bước vào giai đoạn nặng như đau ngứa như kim châm, bỏng rát, chuột rút, tê bì,… Các biểu hiện thường nặng hơn về đêm gây mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh.
Biến chứng thần kinh
Khoảng 40% bệnh nhân tiểu đường gặp phải triệu chứng này. Đây là triệu chứng gây rối loạn cảm giác, có thể gây mất cảm giác ở chân. Thần kinh lúc này bị tổn thương, do đó tác động tới hệ thần kinh ở chân. Lúc này, người bệnh sẽ không cảm nhận được tín hiệu nào từ thần kinh. Lúc đó, phần chân có thể bị tổn thương, rồi teo cơ, nhiễm trùng, lỡ loét và mất đi vận động, kéo theo nhiều bệnh lý.
Hẹp và tắc nghẽn mạch máu
Khoảng 20% bệnh nhân tiểu đường rơi vào triệu chứng này. Các mạch máu bị chèn ép có thể khiến tắc nghẽn lưu thông mạch máu, thiếu oxy và máu tới các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, phần chi bị tích trữ máu động có thể bị hoạt tử, cắt bỏ hoàn toàn.
Nhiễm trùng
So với người bình thường, người bị tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Lý giải cho điều này, do chức năng hoạt động đưa máu tới các cơ quan của người tiểu đường kém, lượng bạch cầu trong máu không đủ tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập, do đó dễ bị nhiễm trùng.
Viêm đau nhức khớp
Viêm đau khớp là biến chứng nguy hiểm của bệnh tê nhức chân tay khi bị tiểu đường. Bệnh nhân có thể bị co cứng khớp, khó vận động, di chuyển, xoay người. Các khớp còn có nguy cơ bị vô hóa, viêm nhiễm. Các cơ đau từ vùng vai gáy xuống cánh tay, sưng tím, phù thũng.
Loãng xương
Mật độ xương của người bị tiểu đường thấp hơn người bình thường do các thành phần như canxi bị đào thải ra ngoài cùng nước tiểu. Điều này cũng lý giải vì sao người bị tiểu đường cơ thể suy nhược, thường bị hạ đường huyết, choáng váng, dễ ngất.
Một số biến chứng khác
Một số biến chứng khác cũng có thể xảy ra như béo phì, giảm thị lực , giảm chức năng thận, mỡ máu,…
Chữa tê chân tay ở người bị tiểu đường
– Để điều trị tê chân tay ở người bị tiểu đường, bệnh nhân cần thiết lập chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, khoa học, ổn định lượng đường huyết. Bệnh nhận có thể sử dụng sữa Glucerna để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, để cơ thể luôn khoẻ mạnh.
– Xoa bóp, massage phần chân tay bị tê nhức để thư giãn, lưu thông mạch máu
– Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị biến chứng thần kinh ngoại biên
– Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các biến chứng cũng như kiểm soát sức khỏe
– Duy trì lượng đường trong máu về mức cho phép bằng cách dùng thuốc hạ đường huyết theo chỉ định của bác sĩ
Tiên Tiên